MEKONG

Mô tả

ĐẠI LÝ NỆM HỮU LỘC

ĐỊA CHỈ: 21 LÊ LỢI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG

PHONE: 0168 5 647 478

Huulochuulocvn@gmail.com

4 nguyên tắc khi ngủ giúp bạn trẻ lâu và ít bệnh

Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ để luôn có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu và phòng tránh nhiều bệnh tật.

Phong thủy những nguyên tắc cơ bản cho phòng ngủ của bạn

Trung bình mỗi người dành 1/3 thời gian cuộc đời cho giấc ngủ, do đó phòng ngủ có vị trí rất quan trọng trong không gian sống của bạn. Việc đặt phòng ngủ đúng phong thủy sẽ giúp gia tăng chất lượng giấc ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Saturday, October 8, 2016

Bài học từ một chuyến đi

Tôi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Estepona thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Một buổi sáng khi tôi 16 tuổi, cha nhờ tôi lái xe đưa ông đến ngôi làng Mijas cách đó khoảng 18 dặm, với điều kiện tôi phải đưa xe đi tu sửa tại một gara gần đó. Vừa mới biết lái lại ít khi được chạy xe nên tôi vui vẻ đồng ý ngay. Tôi đưa cha đến làng Mijas, hứa sẽ quay lại đón ông vào 4 giờ chiều, rồi lái xe đến gara và để lại đó.

Được tự do đến chiều, tôi quyết định đi xem vài bộ phim tại một rạp chiếu bóng cách đó không xa. Những thước phim hấp dẫn đã cuốn hút tôi đến nỗi tôi quên cả thời gian. Khi bộ phim sau cùng kết thúc, tôi mới giật mình nhìn xuống đồng hồ. Sáu giờ tối! Tôi đã trễ hẹn với cha cả hai tiếng đồng hồ!

Chắc cha sẽ giận lắm nếu biết tôi đã đi coi phim! Ông sẽ không bao giờ cho tôi đi xe nữa. Tôi quyết định sẽ lấy lý do là chiếc xe cần sửa thêm vài thứ nên đã tốn nhiều thời gian hơn. Tôi đến gara lấy xe rồi chạy đến nơi hẹn gặp cha. Ông đang đứng kiên nhẫn đợi tôi tại góc đường. Tôi xin lỗi và bào chữa cho mình bằng lý do như đã sắp đặt. Cha nhìn tôi bằng một ánh mắt mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi quên!


- Ba thất vọng vì con đã dối ba, Jason ạ!

- Ba nói gì cơ? Con nói thiệt mà ba.

Cha nhìn tôi:

- Khi thấy con đến muộn, ba đã gọi điện cho gara để hỏi xem có chuyện gì không, họ bảo với ba là con chưa tới lấy xe. Vậy là chiếc xe không bị trục trặc gì cả, đúng không?
Một cảm giác tội lỗi vây bủa quanh tôi, tôi lí nhí thú nhận với cha là đã đi đến rạp chiếu bóng. Cha lắng nghe, gương mặt hiện lên vẻ buồn bã.

- Ba không giận con mà giận chính bản thân mình. Ba đã không làm tròn bổn phận của một người cha, khi sau từng ấy năm con vẫn cảm thấy rằng con cần phải nói dối ba. Ba đã thất bại! Bây giờ ba sẽ đi bộ về nhà và suy nghĩ xem mình đã làm gì không đúng trong suốt bao nhiêu năm qua.
- Nhưng từ đây về nhà đến 18 dặm lận. Trời đã tối rồi. Ba không thể làm như vậy được!
Mặc cho tôi can ngăn, xin lỗi và nói gì đi nữa, cha vẫn không hề lay chuyển. Tôi đành phải để cha xuống xe và đón nhận một bài học đau đớn trong đời. Cha bắt đầu đi dọc theo con đường đầy bụi. Tôi nhảy vội lên xe và lái theo sau, hy vọng cha sẽ nghĩ lại. Những lời biện hộ, ăn năn của tôi suốt dọc đường như chẳng hề lọt vào tai cha, ông cứ phớt lờ, im lặng và trầm ngâm buồn bã. Tôi đã lái xe theo sau cha đến hết quãng đường.

Nhìn cha tự dày vò về thể xác lẫn tinh thần, lòng tôi đau đớn vô hạn. Nhưng đó cũng là bài học thành công nhất của cha tôi: tôi không bao giờ nói dối cha nữa.

87 năm sống ở trên đời, tôi đã chứng kiến toàn bộ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhưng không có thành tựu khoa học nào lại thay thế được tính cách và khả năng suy nghĩ của mỗi cá nhân.
- Bernard M. Baruch
Trích Hạt Giống Tâm Hồn

Friday, October 7, 2016

Đình Châu Phú

Đình Châu Phú có tên chữ là Trung Nghĩa Từ (chữ Hán: 忠 義 祠), còn được gọi là Lễ Công Từ Đường (gọi tắt là đền Lễ Công, dân chúng quen gọi là đền Ông); tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Thoại, thuộc phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang (Việt Nam). Đây là một ngôi đình xưa nhất của tỉnh[1], và là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Cổng đình Châu Phú

Nguồn gốc

Ngôi đình do Nguyễn Văn Thoại (1761-1829) đứng ra xây dựng để thờ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Có nhiều ý kiến khác nhau về năm xây dựng đình, song chỉ ở khoảng năm 1817 (năm ông nhậm chức Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh) cho đến năm 1829 (năm ông mất).
Ban đầu, đình được dựng đơn sơ với mái lá, vách ván, nền đất, tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, nhiều bóng cây cổ thụ, mặt chính nhìn ra dòng sông Hậu, và có tên là đền Lễ Công (dân chúng quen gọi là đền Ông). Sau đó, đình được bà Huỳnh Thị Phú (vợ Lê Công Thoàn) quan tâm coi sóc. Trong những năm 18381858, bà đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền và xây nền gạch.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Đền Lễ Công ở thôn Châu Phú, huyện Tây Xuyên, thờ Nguyễn Hữu Kỉnh. Đền do Nguyễn Văn Thụy (tức Thoại Ngọc Hầu) dựng khi làm Trấn thủ, nay hương lửa vẫn như cũ, thường tỏ anh linh"...
Đây là ngôi đền được liệt vào danh mục thờ tự chính thống, phụng tự theo quốc điển thời nhà Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc, như nhiều đền thờ khác, đền Lễ Công cũng bị đình hóa, tức trở thành đình thờ thần của làng, với tên gọi mới:Đình Châu Phú[2].
Toàn cảnh đình Châu Phú
Đến năm 1926, nhà cầm quyền Pháp ở tỉnh Châu Đốc quyết định di dời đình, để dựng lên nơi đó một bệnh viện (nay là Bệnh viện thành phố Châu Đốc). Bà Huỳnh Thị Phú và hương chủ Lan đứng ra vận động nhân dân đóng góp tiền của, để chuyển đình đến đầu chợ Châu Đốc, tức vị trí hiện nay [3].
Bởi công trình quá tốn kém, số tiền quyên góp và công quỹ của làng không đủ, chính quyền tỉnh phải tổ chức sổ xố Tombola để có thêm tiền xây dựng.
Từ đó đến nay, đã trải qua hơn 200 năm, tuy có sửa chữa, gia cố nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ.


Kiến trúc và thờ phụng

Đình Châu Phú có diện tích 240 m2, được xây dựng bề thế với lối kiến trúc cổ kính, kiểu chữ "tam", nóc có lầu, mái tam cấp, lợp ngói đại tiểu, nền lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột gỗ căm xe và cà chất. Trên nóc đình chạm khắc nhiều tượng đẹp, khỏe như: Bát tiên, lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa long, chim, công, phụng, sư tử...
Bên ngoài có tường rào bao bọc chắc chắn, trong sân có cổ thụ tỏa bóng mát. Ở hai góc sân có miếu Ngũ Hành và miếu Sơn Quân. Cổng tam quan lợp ngói đỏ, mái cong ba tầng trang trí hoa văn hình rồng. Bên trên có bức hoành phi đắp bằng chữ Hán: 忠 義 祠 (Trung Nghĩa Từ). Hoành phi được đắp ở cả hai mặt của cổng. Các hàng cột ở cổng đều có đắp câu đối đỏ.
Tòa nhà chính được trang trí rất kiểu cách. Mặt hành lang phía trước lấp những ô cửa vòm và hoa văn rất tinh xảo. Bên trên lối vào chính có bức hoành phi đề 4 chữ Hán: 上等神廟 (Thượng Đẳng Thần Miếu). Chánh điện gồm có 3 gian. Gian giữa là bệ thờ Nguyễn Hữu Cảnh - Thượng đẳng thần, Thoại Ngọc Hầu - Trung đẳng thần và thần Chánh phó Vệ Thuỷ. Hai bên là Tả Ban và Hữu Ban. Chánh điện có 9 hàng cột, mỗi hàng 4 trụ. Cột được làm bằng gỗ quý, đường kính hơn một vòng tay, ốp liễn đối, sơn son thiếp vàng, chạm trỗ lộng lẫy với các hình bát tiên, chim muông, mai lan, cúc trúc...Tất cả các hàng cột đều có hoành phi và câu đối được sơn thiếp vàng lộng lẫy.
Gian giữa, ở hàng cột thứ 8 là bệ thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Trên án thờ, lư đỉnh chói lọi, hai bên là tàn lọng, bát bửu rực rỡ. Bệ thờ được đặt rất cao ở nơi trung tâm, trên đó có 3 bức tượng gỗ điêu khắc khéo léo, cao hơn 1 m, bên ngoài sơn nhũ vàng óng ánh. Giữa là tượng Nguyễn Hữu Cảnh, hai bên là tượng quan văn võ đứng hầu.
Năm 1978, trong xung đột ở biên giới phía Tây Nam, một trái pháo của quân Pol Pot (Pôn Pốt) bắn sang đã làm hư hại một phần mái sau, nhưng sau đó đã được nhân dân sửa lại như cũ [4].

Liễn đối

Các liễn đối tại đình đều là lời ca ngợi Nguyễn Hữu Cảnh, như:
Khai thác quân thần, công tại biên thùy, danh tại sử;
Trung thần chánh khí, sanh vi chân tướng, tử vi thần.
Tạm dịch:
Đấng quân thần mở mang bờ cõi, công ở biên thùy, danh ở sử;
Người chính khí trung thành, sống làm tướng, thác làm thần.
Chân Lạp trần thanh, Đông Phố bách niên lưu di tích;
Sầm Giang tinh vận, Tây Thùy thiên cổ thướu dư oai.
Tạm dịch:
Nước Chân Lạp sạch bụi, chốn Đông Phố trăm năm đề công lớn;
Chốn Sầm Giang sao rụng, cõi Tây thùy ngàn xưa nhóm dư oai.

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Một sắc phong thần.
Đình hiện còn lưu giữ các sắc phong thần cho Nguyễn Hữu Cảnh có từ thờiMinh MạngTự Đức...và 29 hoành phi, 22 liễn đối, bia ký và hàng trăm hiện vật quý khác như lư hương, khánh thờ, kiệu, đồ lễ bộ, trống, đàn...
Nhờ những tay khéo léo, tài năng, đình Châu Phú đã thể hiện được những tinh hoa, những tiêu biểu của lối kiến trúc vừa mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn, vừa mang phong cách truyền thống của đình làng Nam Bộ. Ngày 16 tháng 11 năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 1288/VH-QĐ công nhận đình Châu Phú là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hàng năm vào các ngày mùng 9, 10 và 11 tháng 5 âm lịch đều có tổ chức lễ cúng kỳ yên (cầu an) trọng thể.

Chùa Tây An

Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang).

Ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm 1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam".





Lịch sử

Năm 1847, Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795-1850) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời cõi phía Tây [1].
Năm 1861, Hòa thượng Hoàng Ân (Nguyễn Nhất Thừa) cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ (1893–1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác (1788–1875), pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế [2].
Cũng trong khoảng thời gian này (tức vào những năm 1850) ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) đến tu tại chùa, nên chùa càng nổi tiếng.

Vườn tháp chùa Tây An
Các vị sư trụ trì chùa Tây An gồm: Hải Tịnh (thế danh Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (thế danh Nguyễn Nhất Thừa), Huệ Quang (thế danh Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (thế danh Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (thế danh Ngô Văn Hòa), Thích Bửu Thọ (thế danh Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (thế danh Hồ Thạch Hùng), Định Long (thế danh Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (thế danh Trần Văn Cung).[3]
Sách Đại Nam nhất thống chí viết về chùa Tây An như sau:
Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy[4].[5]

Kiến trúc

Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa cất theo lối chữ "tam", có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.
Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).
Trong chính điện có khoảng 150 [6] pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Trùng tên
Sau khi Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) rời cốc ông đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng (xưa thuộc làng Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đến tu ở chùa Tây An nơi chân núi Sam; nhân dân địa phương đã tự nguyện dựng lên nơi đây một ngôi thờ Tam bảo để ghi nhớ công ơn ông. Về sau, người ta cũng gọi ngôi thờ này là Tây An cổ tự nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Địa chí An Giang (Tập 2, UBND tỉnh An Giang ấn hành, 2007, tr. 243). Ngoài ra, tên "Tây An" còn là đảo tự tên "An Tây" mưu mưu tướng mà nhà vua đã phong tặng cho Doãn Uẩn. Thông tin liên quan: Tương truyền trước khi Tổng đốc Doãn Uẩn lập chùa Tây An vào năm 1847, thì nơi ấy đã có một am thờ bằng tre lá do Tổng đốc Nguyễn Nhật An lập vào năm 1820 dưới triều vua Minh Mạng (theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang [1]). Tuy nhiên, Tổng đốc Nguyễn Nhật An là một nhân vật được dân gian phối ghép suy tôn lên. Trong lịch sử nhà Nguyễn không có nhân vật Nguyễn Nhật An giữ chức Tổng đốc năm1820, vì chỉ xuất hiện chức vụ Tổng đốc ở các tỉnh Nam Kỳ từ sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832. Trước đó, vùng Châu Đốc nơi chùa Tây An tọa lạc, thuộc trấn Vĩnh Thanh (năm 1832 được chia thành 2 tỉnh là An Giang và Vĩnh Long) do quan trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại quản hạt vào năm 1820.
  2. ^ Phái Lâm Tế: một trong năm dòng phái chánh: Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Tất cả đều phát xuất từ Trung Quốc.
  3. Dẫn lại theo Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng trong. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.380.
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 30, tỉnh An Giang, mục Chùa quán, trang 186.
  5. ^ Theo Nguyễn Hữu Hiệp, "Tây An Cổ Tự ở Núi Sam" trong Nam Bộ đất và người (Viện Khoa học Lịch sử TP. HCM và Nhà xuất bản Trẻ hợp tác xuất bản, 2005, tr. 426-427-428).

CHÙA HANG

Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, thành phố Châu Đốc; là một danh lam của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.
Chùa Phước Điền
Tên
Tên chính xácPhước Điện Tự (chùa Hang)
Vị trí địa lý
Vị tríNúi SamTP.Châu ĐốcAn GiangViệt Nam
Văn hóa
Primary deityPhật
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựng1840 – 1850
Người xây dựngLê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện

Lịch sử


Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Tượng Phật Thích Ca trong chính điện
Chùa Hang cách cụm di tích chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1 km, nằm bên tuyến đường núi Sam - Nhà Bàng.
Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.
Chuyện kể, trước đây Bà Thợ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà phải lẩn trốn đến chốn biên thùy này, vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.

Bảo tháp Sư bà Diệu Thiện
Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi.
Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Tiếp nối[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc...
Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng tu lần thứ hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng...

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300 m là đến chùa. Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10 m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20 m. Dưới thềm chùa là đôi tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...
Ngoài ra, từ cổng nhìn lên, phía bên trái và bên phải chính chính điện, còn có các công trình khác dành để tu học và sinh hoạt của các sư...[1]
Ngày 10 tháng 7 năm 1980Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam ra quyết định số 92/VHTT-Q.Đ công nhận Chùa Hang (Phước Điền Tự) là một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Ảnh hang núi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, bên trong chùa Hang có hai hang núi, và chúng đều đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ Phật.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay

Nguồn gốc

Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.
Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Ở thời điểm năm 2009, thì miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là "ngôi miếu lớn nhất Việt Nam"[3].

Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam

Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại (ảnh). Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương.
Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo [4].
Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy...[5]
Cũng theo lời truyền miệng dân gian, thì khi xưa có một nhóm người đến quấy nhiễu nơi đây. Gặp tượng Bà, họ muốn lấy đi nhưng xê dịch không được nên tức giận đập gãy cánh tay trái của pho tượng [6].
Chung quanh tượng Bà (đặt ở giữa chính điện), còn có bàn thờ Hội đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)...
Theo sách Kỷ lục An Giang, 2009, thì tượng Bà là "pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam", và "có áo phụng cúng nhiều nhất"[7].

Việc thờ cúng

Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Các lễ chính gồm:
  • Lễ "tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ "thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là "Lễ xây chầu" mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.
Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà...

Ý nghĩa việc thờ cúng

Nhà văn Sơn Nam viết:
Bà Chúa Xứ, dạng đạo Lão dân gian, thu hút bá tánh nhiều nhất Nam Bộ. Cất bên chùa Tây An nhưng trong "Đại Nam nhất thống chí" không ghi tên, phải chăng đời Tự Đức và khi Pháp đến hồi cuối thế kỷ 19, miễu hãy còn khiêm tốn, khách hành hương chỉ là người phụ cận mà thôi. Miễu phát triển về sau, qua thời kháng Pháp rồi chống Mỹ...[8]
...Lăng Thoại Ngọc Hầu được trùng tu, rồi lập miếu thờ trang nghiêm như đình làng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của con người khi quá đau khổ, bế tắc. Miễu bà Chúa Xứ được nâng cấp, thay cho miễu sơ sài...Đây là dạng tu tiên, một dạng như: Tây Vương Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, hoặc Liễu Hạnh công chúa...nên việc thờ phượng, cúng vái để "tự nhiên", khách có thể ăn mặc lòe loẹt, trai gái đùa giỡn, cúng rượu thịt... Vị trí miễu Bà bên núi Sam hội đủ: Sông rộng, đồi núi trập trùng, vùng biên giới...Người hành hương cảm thấy được thỏa mãn về tâm thần, hòa mình vào"sơn hà xã tắc", "khí thiêng sông núi"…[9]
Theo Nguyễn Đức Toàn, thì:
Theo bước đường Nam tiến của dân tộc Việt, chúa Liễu đã từ Phủ Giầy (Nam Định), Đền Sòng (Thanh Hóa) đi về phương Nam, tạm dừng ở điện Hòn Chén (Huế) và gặp bà Pô Nưgar tại Nha Trang, gặp bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) ở Tây Ninh và bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc...Tất cả các bà đều là một Mẹ duy nhất trong tâm thức của tín ngưỡng và tập tục thờ mẫu của người Việt...[10]
Rất nhiều áo và vật quý do người hiến cúng cho Bà, được trưng bày ở đây. Mấy năm trước, tòa nhà này từng dùng làm trường học.

Sách Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch giải thích thêm:
Do ảnh hưởng Phật giáo, Lão giáo cùng với các tín ngưỡng đồng bóng của dân gian mà các vị thần được thờ chủ yếu là nữ, như: Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thượng Ngàn, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Động, Bà Cố Hỷ, Bà Thủy, Bà Hỏa...Và Bà Chúa Xứ trở thành một dạng như "Phật Bà Quan Âm" (đối với người Việt), "Bà Mã Hậu" hay "Thiên Hậu Nương Nương" (đối với người Hoa). Bà được tin tưởng đến độ có rất nhiều huyền thoại về "quyền lực linh thiêng" của Bà trong việc "ban phúc, giáng họa" cho con người. Như hai câu liễn đối treo ở miếu Bà như sau:
Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thi
Xiêm khả kính, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lường.
Tạm dịch:
Xin thì được, ban thì linh, báo trong giấc mông
(Người) Xiêm sợ hãi, (Người) Hoa kính mộ, ý tứ khôn lường[1].
Từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ được tổ chức trang trọng theo lối cổ truyền, phần Hội cũng được tổ chức trọng thể hàng năm.


Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam (xếp hạng năm 1997).

Nguồn gốc


Sơn Lăng tọa lạc tại vị trí mà Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại) đã chọn để làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn cho ông về sau.
Công trình này được khởi dựng vào năm nào chưa rõ, chỉ biết rằng khi người vợ thứ của ông là Trương Thị Miệt mất (tháng 7 năm Tân Tỵ, 1821) [1], ông đã cho an táng bà tại đây (nằm bên trái ngôi mộ của ông trong tương lai). Đến tháng 10 năm Bính Tuất (1826), bà vợ chính của ông là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng tại đây (nằm bên phải ngôi mộ của ông trong tương lai). Như vậy, có thể nói Sơn Lăng đã được Thoại Ngọc Hầu cho xây đúc (chưa rõ đã cơ bản hoàn thành hay chỉ một phần) trước khi ông qua đời vào tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829)[2].

Kiến trúc

Sơn Lăng nằm nơi chân núi Sam, và kề bên quốc lộ 91 ngày nay. Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong [3] dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân.
Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao) bằng đá cẩm thạch trắng; hai dùng để tượng ngựa và người lính hầu...Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.
Hiện vật đáng chú ý nơi tường thành có cổng ra vào, là năm tấm bia đá do người sau qui tập về và gắn chặt vào tường thành. Bia ở chính giữa rất có thể là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ Hán. Do để ngoài trời, không chăm sóc, nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích...
Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường). Tất cả đều được xây bằng hồ ô dước vì thời đó chưa có xi-măng. Phía đầu ba ngôi mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi kí.
Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ ông Thoại. Đền tựa lưng vào núi Sam, và được dựng lên về sau này[4]. Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm...
Nghĩa trủng, nơi cải táng hài cốt của những người đã chết trong lúc đào kênh Vĩnh Tế.
Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hồ ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn, v.v...Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1tháng 12 năm 1997.





Phát hiện mới

Trung tuần tháng 9 năm 2010, trong lúc tu bổ lăng Thoại Ngọc Hầu, đơn vị thi công phát hiện một lằn phui sụp xuống và sau đó được cơ quan chức năng xác định đây là dấu vết khu vực chôn đồ tùy táng. Sau đó, vào ngày 19 và 20 tháng 10 cùng năm, ngành chức năng đã cho tiến hành cuộc khai quật khẩn cấp và đã thu được kết quả lớn với việc phát hiện 523 hiện vật cùng hàng trăm vật dụng bằng gỗ, kim loại,...tại hố chôn thứ nhất (nằm cạnh mộ bà Châu Thị Tế), và tại hố chôn thứ hai (nằm cạnh mộ bà Trương Thị Miệt)...Theo TS. Ngô Quang Láng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh An Giang, thì "thông qua hiện vật, chúng ta hiểu biết về những vật dụng sinh hoạt trong gia đình một vị quan lại phong kiến Việt Nam ở thế kỷ 19 tại vùng đất phía Nam, mà hầu như chưa nơi nào phát hiện được. Qua đó để thấy được tính chất, đặc điểm của một thời kỳ lịch sử cũng như hình dung được đời sống vật chất, tinh thần trong gia đình quan lại Việt Nam....Nhất là việc phát hiện hiện vật chôn theo mộ bà Châu Thị Tế có 1 đồng tiền từ thời kỳ Nguyễn Nhạc [5].

Chú thích

  1. Tức mấy tháng sau khi ông Thoại đến Châu Đốc nhận nhiệm vụ "Án thủChâu Đốc đồn, kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên".
  2. ^ Theo Toan Ánh và Cửu Long Giang (Người Việt-Đất Việt, Nam Chi Tùng Thư, 1967, tr. 434), thì lăng được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Đây có thể là năm xây xong, vì GS Nguyễn Văn Hầu (Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Hương sen xuất bản, tr. 304) cũng đã ghi rằng năm 1829, ông Thoại "đã xây xong nhiều lăng mộ và cất xong nhiều từ miếu".
  3. ^ Đây là loại đá được chuyển từ miền Đông vào. Sở dĩ, người chỉ huy công trình xây dựng lăng không muốn dùng đá hoa cương tại chỗ, là vì màu sắc và cấu trúc của đá ong, tự nó sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của chốn thâm nghiêm (theo Địa chí An Giang tập II, UBND tỉnh ấn hành, 2007, tr. 228).
  4. ^ GS. Hầu (sách đã dẫn, tr. 269) không cho biết năm dựng.
  5. ^ Đây là một phát hiện hết sức đặc biệt, vì nhà Nguyễn vẫn xem nhà Tây Sơn là "ngụy triều", cho nên việc một vị đại thần của triều Nguyễn đã giữ gìn đồng tiền triều Nguyễn Nhạc, lại chôn cùng theo mộ của phu nhân là điều gợi mở nhiều hướng nghiên cứu cho giới sử học. Theo TS Phạm Hữu Công, một thành viên trong hội đồng giám định di vật, đồng tiền này "có thể liên quan đến một bí mật lịch sử chưa từng được biết" [1].

ĐEM VIỆC LÀM VỀ VỚI BÀ CON QUÊ MÌNH

KHI BẠN THÀNH CÔNG.HÃY QUAY LẠI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC LÀ GIÚP CHÍNH MÌNH

ĐỪNG QUÊN LÝ DO BẠN ĐƯỢC SINH RA

TRƯỞNG THÀNH TỪ ĐÂY

CỐ GẮNG VÌ TƯƠNG LAI SAU NÀY CỦA CẢ VÙNG ĐỒNG BẰNG

TÔI YÊU QUÊ TÔI

ĐÓ LÀ NƠI TÔI ĐƯỢC SINH RA

ĐẠI LÝ NỆM HỮU LỘC

21 LÊ LỢI CHÂU ĐÔC CITY AN GIANG PROVINCE. HÂN HẠNH ĐƯỢC GIÚP ĐỠ BÀ CON QUÊ MÌNH.